9 thành tựu lớn trong sự nghiệp của Steve Jobs

D
Replies: 0
9 thành tựu lớn trong sự nghiệp của Steve Jobs


Ngày 05 Tháng 11 năm 2011, Steve Jobs qua đời vì căn bệnh ung thư, đến thời điểm hiện tại thì đã 9 năm ngày mất của ông. Steve Jobs vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người hâm mộ, cũng như luôn là linh hồn của Apple.

9 năm đã trôi qua... Dưới đây là 9 thành tựu của Steve Jobs đã làm được trong sự nghiệp của ông.


Gặp gỡ Steve Wozniak và thành lập Apple

steve_and_woziniak.jpg

Wozniak (bên phải ngoài cùng)
Năm 1971, trong một lần làm việc thêm tại HP, Steve Jobs gặp gỡ được Steve Wozniak - người đồng sáng lập Apple sau này, hay còn gọi là "Woz phù thuỷ". Về sau họ đã lên kế hoạch và hợp tác với nhau trong việc lắp ráp máy tính với các bo mạch đơn giản trong quá trình Steve Jobs đang làm cho Atari. Có thể nói Steve Wozniak đã giúp Steve Jobs rất nhiều trong sự nghiệp làm máy tính.



Đến ngày 1 Tháng 4 năm 1971, Apple Inc. chính thức được thành lập gồm 3 thành viên - Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Cả 3 chỉ làm việc trong ga ra để xe của nhà Steve Jobs vào thời điểm đó.


Kiếm tiền từ Apple I

apple_1.jpg

Ảnh: Wikipedia
Cốt lõi của Apple là làm và kiếm tiền từ chiếc máy tính Apple I, trong thời điểm này Apple I đơn giản chỉ là một bo mạch điện tử được ốp gỗ. Không kèm theo màn hình, bộ nguồn hay chuột gì cả và nó được bán với giá 666 USD vào thời điểm đó.



Phát triển Apple Lisa

applelisa.jpg

Apple Lisa được giới thiệu vào năm 1983, chiếc máy tính được đặt theo tên con gái của Steve Jobs, cũng như sử dụng hệ điều hành có tên "Lisa OS". Máy được bán ra với giá 9.995 USD vào thời điểm đó - bởi vì giá quá cao so với giá trị phần cứng nó mang lại, Apple đã quyết định ưu đãi miễn phí sở hữu Macintosh XL vào 1 năm sau đó, miễn người dùng đã từng mua Lisa.

Thực chất Apple Lisa là mẫu PC thứ hai trên thế giới (vào thời điểm đó) sử dụng GUI sau chiếc Xerox Star, có điều nó lại không mang tên "Mac". Apple Lisa nhắm đến các doanh nghiệp lớn nhỏ, và máy tính đã được bắt đầu phát triển từ năm 1978. Vào khoảng năm 1982, sau khi Steve Jobs bị buộc phải rời khỏi dự án Lisa, ông mới chuyển sang dự án "Macintosh".


Gây dựng lên Pixar

pixar.jpg

Năm 1986, Steve Jobs cùng với Edwin Catmull và Alvy Ray Smith thành lập Pixar. Tiền thân của Pixar là một bộ phận chuyên về phần mềm máy tính của Lucasfilm có tên "The Graphic Group", nhằm phát triển đồ hoạ và hiệu ứng cho phim điện ảnh. Trong thời gian này Steve Jobs cũng đã nghỉ việc tại Apple và ông đã đầu tư số tiền lớn cho George Lucas nhằm "cứu lấy" công ty trong giai đoạn khó khăn.

The Graphic Group sau này được đổi tên thành Pixar khi Steve làm chủ tịch, còn Edwin và Alvy có nhiệm vụ điều hành công ty. Toy's Story cũng là bộ phim hoạt hình nổi tiếng đầu tiên đưa tên tuổi của Pixar ra toàn thế giới.


Mua lại Lucasfilm

lucasfilm.jpg

Nhắc đến Pixar thì không thể không nhắc đến việc Steve Jobs đầu tư và mua lại Lucasfilm (do George Lucas đứng đầu) với 5 triệu USD tiền bản quyền và 5 triệu USD để làm vốn. Trong thời điểm năm 1983, bản chất Lucasfilm đã hao hụt lợi nhuận rất nhiều (một phần do doanh thu của Star Wars: The Return of Jedi không cao), đây cũng là cơ hội tốt để Steve Jobs nhảy vào đầu tư.


Bán NeXT cho Apple

steve.jpg

Ảnh: Fortune
NeXT Computer cũng là công ty máy tính riêng được Steve Jobs thành lập, chủ yếu NeXT bán các dòng máy trạm để phục vụ cho nhu cầu làm việc nghiên cứu, kỹ thuật máy tính, vân vân... Nên bản chất chi phí sản xuất cũng như giá bán máy tính NeXT tại thời điểm đó là rất cao, kén người mua.

Đến năm 1996, Steve Jobs bán lại NeXT cho Apple với giá 429 triệu USD, ông đồng thời trở lại làm việc cho Apple luôn.


Bán Pixar cho Disney

Trong khoảng năm 2003 đến 2005 thì mối quan hệ giữa Pixar và Walt Disney trở nên khó khăn trong việc thương lượng hợp tác sau khi hợp đồng giữa hai bên sẽ kết thúc, đặc biệt khi Steve Jobs khó có thể thoả thuận được với giám đốc điều hành của Disney lúc bấy giờ là Michael Eisner.

Đến khoảng Tháng 10 năm 2005, người thay thế Michael Eisner để điều hành Disney là Bob Igner. Bob đã quyết định mua lại Pixar khi chuyển giao toàn bộ cổ phần Pixar trị giá 7,4 tỷ USD. Sau đó Steve Jobs cũng là một trong những cổ động lớn nhất của Disney.


Trở lại làm việc ở Apple

steve_apple.jpeg

Quay lại câu chuyện bán NeXT cho Apple, Steve Jobs quay trở lại làm việc với vai trò là giám đốc điều hành và ông đã thay đổi rất nhiều cách hoạt động của Apple từ đó cho đến về sau. Như việc phát triển hệ điều hành NeXTSTEP (sau này là OS X) và phát triển dòng sản phẩm iMac đã giúp Apple tăng doanh thu rất đáng kể.


Phát triển iPod, iPhone, iPad

steve_holds_ipod.jpg

iPod đã thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc, không thể phủ nhận trong thời điểm đầu năm 2000 khó có chiếc máy nghe nhạc nào nhỏ gọn, hoàn thiện đẹp và có thể nghe hàng triệu bài hát từ kho nhạc iTunes "thần thánh".

iPhone tuy là sản phẩm tham gia sau trong ngành công nghiệp điện thoại di động, nhưng nó đã gây ảnh hưởng rất nhiều. Steve Jobs cũng đã cho rằng chiếc iPhone đầu tiên là sản phẩm sẽ thay đổi cả một cuộc cách mạng ngành công nghiệp smartphone trên toàn cầu. Cảm ứng đa điểm (Multi-touch) trên iPhone 2G không phải do Apple phát minh, nhưng được Apple đầu tiên phổ biến lên điện thoại. Trong thời điểm đó các hãng khác lại chất vật với kiểu dùng bút stylus để chọt lên phẩn cảm ứng điện trở hay thiết kế kém hấp dẫn hơn với nhiều nút bấm. Hay thậm chí nhiều năm về sau smartphone Android khác vẫn làm máy bằng nhựa, hoàn thiện không ngon, mất cân xứng về thẩm mỹ...

iPad cũng thế, đây là sản phẩm mà Steve Jobs với mong muốn lắp đầy khoảng cách giữa một chiếc smartphone và một chiếc laptop. Từ thời điểm đó cho đến ngày nay, iPad vẫn là chiếc tablet tuyệt vời nhất mà không có hãng nào khác làm tablet có thể bắt kịp iPad, hay như theo Tim Cook nói: "No one else is even close" 😁



- Đó là 9 thành tựu tiêu biểu trong cuộc đời Steve Jobs, và nhiều thứ vĩ đại khác mà ông đã cống hiến. Ngoài ra chúng ta ít nhiều hiểu được Steve là một con người đòi hỏi sự hoàn hảo cao và rất khó tính, thậm chí là "cục súc".

Về thái độ và kiểu làm việc, Steve Jobs phản đối tất cả những người sẵn sàng thỏa hiệp để ra mắt sản phẩm đúng thời hạn hoặc đúng mức giá mong muốn. Mục tiêu của Jobs ở Apple không bao giờ là cạnh tranh hoặc thậm chí là kiếm tiền. Mục tiêu của ông là tạo ra sản phẩm tuyệt vời nhất, “hoặc tuyệt vời hơn một chút nữa cũng được.”

Ông muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Khi chiếc Macintosh khởi động quá lâu, ông càm ràm mọi kỹ sư có liên quan và coi vấn đề này vô cùng quan trọng. Ông trực tiếp làm việc với các nghệ sỹ và agency quảng cáo để chắc chắn rằng những quảng cáo của Apple có cảm xúc đúng nhất, hình ảnh và âm thanh kết hợp hoàn hảo nhất. Ông đòi những kỹ sư làm iPod phải điều chỉnh giao diện để mọi tính năng cần nhiều nhất là 3 lần bấm nút, không hơn.

Những vị giám đốc khác khi đòi hỏi sự hoàn hảo như thế này có thể bị gọi là bới bèo ra bọ, nhưng đối với Apple, những tiểu tiết đó khiến họ có rất nhiều fan trung thành, không như bất kỳ công ty nào khác. Họ đều nghĩ rằng Apple coi lợi ích của người dùng sản phẩm là trên hết, và hệ quả là họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn hơn để mua sản phẩm của Apple thay vì chọn món đồ của những công ty khác.

Đồng sáng lập Oracle, Larry Ellison cho rằng: “Steve đã tạo ra công ty có thương hiệu gắn liền với cuộc sống duy nhất trong làng công nghệ. Có những chiếc xe người ta tự hào sở hữu, và đồ Apple cũng thế.”

4707253_Tinhte_Apple10.jpg

Cảm ơn ông vì đã giúp cuộc sống này thêm những màu sắc tuyệt đẹp...
 
Top